Đấu tranh cho quyền lãnh đạo của cánh hữu Jacques_Chirac

Năm 1978, ông tấn công chính sách ủng hộ châu Âu của Valéry Giscard d'Estaing (VGE), và thực hiện một sự quay lại với chủ nghĩa quốc gia với Kêu gọi Cochin tháng 12 năm 1978, do hai cố vấn của ông là Marie-France GaraudPierre Juillet đưa ra, nó từng được Pompidou kêu gọi lần đầu tiên. Đang nằm viện tại Cochin sau một vụ đâm xe, ông tuyên bố rằng "như mọi khi về sự nhàm chán của Pháp, đảng ủng hộ nước ngoài hành động với tiếng nói hoà bình và đảm bảo của nó". Thêm nữa, ông chỉ định Ivan Blot, một trí thức sau này sẽ gia nhập, trong một khoảng thời gian, vào Mặt trận Quốc gia, làm giám đốc các chiến dịch tranh cử trong cuộc bầu cử châu Âu năm 1979.[15] Sau những kết quả tồi của cuộc bầu cử, Chirac chia tay với Garaud và Juillet. Tuy nhiên, sự đối đầu đã được công khai với Giscard d'Estaing trở nên căng thẳng hơn. Dù nó thường được các nhà sử học diễn giải như một sự tranh giành giữa hai đối thủ thuộc hai phe của cánh hữu Pháp, những người Bonapart, đại diện bởi Chirac, và những người Orlean, đại diện bởi VGE, cả hai trên thực tế đều là thành viên của phe Tự do, truyền thống của những người Orlean, theo nhà sử học Alain-Gérard Slama.[15] Nhưng sự thải hồi Baron là người phái de Gaull và của Tổng thống VGE đã thuyết phục Chirac lựa chọn một lập trường tân de Gaulle mạnh mẽ.

Chirac lần đầu ra tranh cử tổng thống chống lại Giscard d'Estaing trong cuộc bầu cử năm 1981, vì thế đã chia rẽ lá phiếu của phái trung hữu. Ông bị loại ở vòng một (18%) sau đó, ông đã lưỡng lự trong việc ủng hộ Giscard ở vòng hai. Ông từ chối đưa ra chỉ dẫn cho các cử tri RPR nhưng nói rằng ông ủng hộ tổng thống đương nhiệm "về năng lực cá nhân", trên thực tế có vẻ giống với một sự ủng hộ của ứng cử viên Đảng Xã hội (PS), François Mitterrand, người được bầu với đa số phiếu.

Giscard luôn lên án Chirac vì thất bại của mình. Ông được Mitterrand nói lại, trước khi ông mất, rằng Mitterrand đã ăn tối với Chirac trước cuộc bầu cử. Chirac đã nói với ứng cử viên Xã hội rằng ông muốn "thoát khỏi Giscard". Trong hồi ký của mình, Giscard đã viết rằng giữa hai vòng bầu cử, ông đã gọi điện tới trụ sở RPR. Ông giả giọng là một cử tri của cánh hữu. Nhân viên RPR đã tư vấn cho ông "chắc chắn không bầu cho Giscard!". Sau năm 1981, quan hệ giữa hai người trở nên căng thẳng hơn, với việc Giscard, thậm chí khi ông ở cùng trong liên minh chính phủ với Chirac, đã lợi dụng các cơ hội để chỉ trích các hành động của Chirac.

Sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 5 năm 1981, cánh hữu cũng thua trong cuộc bầu cử lập pháp năm đó. Tuy nhiên, bởi Giscard đã thua cuộc, Chirac xuất hiện như lãnh đạo chính của phái cánh hữu. Vì những cuộc tấn công chống lại chính sách của chính phủ Xã hội của ông, ông dần liên kết với tư tưởng kinh tế tự do đang chiếm ưu thế, thậm chí nếu nó không tương thích với học thuyết de Gaulle. Tuy Mặt trận Quốc gia cực hữu phát triển, lợi dụng ưu thế của luật bầu cử đại diện tỷ lệ, ông đã ký một thoả thuận cơ sở về bầu cử với những người phái Giscard (và ít hay nhiều với những người Dân chủ Thiên chúa giáo) đảng Liên minh vì Dân chủ Pháp (UDF).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Jacques_Chirac http://www.theage.com.au/articles/2002/04/24/10194... http://english.people.com.cn/200410/10/eng20041010... http://www.angus-reid.com/polls/index.cfm/fuseacti... http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=10000085&si... http://www.boston.com/news/packages/iraq/globe_sto... http://www.economist.com/opinion/displaystory.cfm?... http://www.highbeam.com/doc/1P2-10722229.html http://www.ldainfos.com/politique/presidentielle_2... http://www.nationalreview.com/comment/comment-tahe... http://www.saintolav.com/grandcrossawards/headsofs...